1. Điều kiện thành lập công đoàn cơ sở
Theo quy định tại điều lệ công đoàn, để thành lập công đoàn cơ sở, đơn vị cần có tổ chức công đoàn đáp ứng được 2 điều kiện sau:
– Công đoàn cơ sở phải được thành lập ở đơn vị sử dụng lao động hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật.
– Công đoàn phải có tối thiểu 05 đoàn viên hoặc người lao động trở lên. Các thành viên phải có đơn tự nguyện gia nhập công đoàn.
2. Thời gian thành lập Công đoàn cơ sở
– Chậm nhất sau sáu tháng kể từ ngày doanh nghiệp được thành lập và đi vào hoạt động, công đoàn địa phương, công đoàn ngành, công đoàn khu công nghiệp, khu chế xuất phối hợp cùng doanh nghiệp thành lập tổ chức Công đoàn theo quy định của Bộ luật Lao động, Luật Công đoàn và Điều lệ Công đoàn Việt Nam để đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, tập thể lao động.
– Sau thời gian quy, nếu doanh nghiệp chưa thành lập tổ chức Công đoàn, Công đoàn cấp trên có quyền chỉ định Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời của doanh nghiệp để đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, tập thể lao động.
3. Trình tự, thủ tục thành lập công đoàn cơ sở
Để thành lập công đoàn cơ sở, doanh nghiệp cần thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: thành lập ban vận động công đoàn cơ sở
Trước tiên, những đơn vị chưa có công đoàn cơ sở thì cần thành lập ban vận động. Đây là ban do người lao động tự nguyện lập ra.
Ban vận động sẽ có chức năng tuyên truyền, vận động và tiếp nhận đơn xin tham gia của người lao động. Đồng thời, ban vận động cũng sẽ liên kết công đoàn cơ sở với công đoàn các cấp để được hướng dẫn, hỗ trợ.
Bước 2: Tổ chức đại hội thành lập công đoàn cơ sở
Sau khi đủ điều kiện thành lập công đoàn cơ sở, đơn vị tổ chức đại hội thành lập. Việc thành lập đại hội do ban vận động thực hiện. Thành phần tham gia sẽ bao gồm:
– Ban vận động
– NLĐ đang làm việc tại đơn vị, có đơn xin gia nhập công đoàn.
– Đại diện công đoàn cấp trên, đơn vị sử dụng lao động và các thành phần có liên quan.
Đại hội sẽ bầu ra công đoàn cơ sở thông qua hình thức bỏ phiếu kín. Sau khi tổ chức thành công đại hội, ban vận động sẽ chấm dứt hiệm vụ của mình và bàn giao hồ sơ cho ban chấp hành mới được bầu.
Bước 3: Lập hồ sơ đề nghị công nhận công đoàn cơ sở
Sau 10 ngày làm việc kể từ khi kết thúc đại hội thành lập công đoàn cơ sở, đơn vị phải tổ chức họp ban chấp hành công đoàn mới được thành lập. Cuộc họp sẽ bầu ra ban thường vụ và các chức danh khác trong công đoàn.
Sau 15 ngày làm việc kể từ khi kết thúc đại hội, ban chấp hành mới thành lập hồ sơ phải đề nghị công đoàn cấp trên xem xét việc công nhận.
Đại hội sẽ bầu ra công đoàn cơ sở thông qua hình thức bỏ phiếu kín
Bước 4: quyết định công nhận thành lập công đoàn cơ sở
Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị công nhận thành lập công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên có 15 ngày làm việc để:
– Thẩm định quá trình thành lập công đoàn cơ sở của đơn vị, đảm bảo tính khách quan, tự nguyện
– Trường hợp thành lập công đoàn cơ sở đúng theo quy định của pháp luật thì công đoàn cấp trên ban hành quyết định công nhận.
– Trường hợp thành lập công đoàn cơ sở không đủ điều kiện thông nhận, công đoàn cấp trên cần thông báo bằng văn bản cho công đoàn cơ sở. Đồng thời, có hướng dẫn chi tiết, cụ thể để công đoàn cơ sở thực hiện, tuyên truyền, vận động NLĐ tự nguyện thành lập công đoàn cơ sở theo quy định của pháp luật.
Sau khi được công đoàn cấp trên công nhận, ban chấp hành công đoàn cơ sở tiến hành thủ tục để khắc dấu của công đoàn mình. Đồng thời, tổ chức các hoạt động theo quy định của pháp luật.
Mẫu hồ sơ thành lập công đoàn cơ sở
Thành lập công đoàn cơ sở
Lợi ích khi thành lập công đoàn cơ sở
Quyết định thành lập Công đoàn cơ sở trường học
Quy định thành lập tổ công đoàn
Hướng dẫn thành lập tổ công đoàn
Không thành lập công đoàn cơ sở có bị phạt không
Quyết định thành lập công đoàn công ty